Thời chưa xưa ấy, người Hà Nội gốc. Nói cho chính xác hơn, là những người phụ nữ ở những làng ngay cạnh Thành Phố. Chỉ vài bước chân đã đến được trung tâm Thủ đô. Muốn mang sản phẩm của nhà mình vào bán trong phố đều phải dùng tới đôi quang gánh.
" Đi đâu mà chẳng biết ta?
Ta ở kẻ Láng vốn nhà trồng rau
Rau thơm, rau húng, rau mùi,
Thì là, cải cúc đủ mùi hành hoa.
Mồng tơi, mướp đắng, ớt cà,
Bí đao, đậu ván vốn nhà trồng nên...
hay
" anh giúp em đôi quang tám dẻ cho bền
Mựơn người tài sắc gánh lên Kinh Kỳ......."
( ca dao)
Người phụ nữ thành phố, dân nghèo thành thị, bán quà bánh kiếm sống bằng đôi quang, đòn gánh. Ta thường bắt gặp họ gắn bó với đôi quang rỗ với chiếc đòn gánh uốn cong hai đầu. Hai đầu đòn gánh có hai chốt tre làm đôi giữa quang không trôi vào giữa vai gánh. Trong đôi rỗ hai bên quang của người bán hàng tuỳ theo thứ quà ấy là món gì? ví dụ như món ốc vặn luộc thì một bên là nồi ốc đã luộc sẵn được ủ trong rổ rơm hay lá chuối khô, rỗ bên quang kia là bát đĩa cùng với chai lọ, mắm muối, gia vị được pha chế sẳn để phục vụ khách hàng thưởng thức món ăn. Có thể đó là một bà bán cháo, bán bún riêu thì trong đôi quang rỗ của người bán hàng quà ấy thay đổi. Tuỳ theo cách sắp xếp những thứ cần thiết với món quà của mình bán. Đôi quang gánh của những hàng quà rong ấy cũng rất đa dạng phong phú, chiều theo sở thích của nhiều loại thực khách, với những món quà ăn sáng, ăn vặt ban ngày ta thường bắt gặp là những loại quà cho người lao động, lam lũ, thợ thuyền như bánh đúc, bún, bánh cuốn, bánh giò, cháo nóng các loại. Buổi tối ta còn bắt gặp ở những góc phố, những ngõ hẻm những ánh lửa than lập loè được loé lên theo tay quạt. Đó là những bà bán hàng bán ngô nướng, khoai lang nướng, bánh đa nướng. Một vài ngõ còn thơm ngậy những bếp than hoà với những xiên chả vàng rộm, mỡ cháy xèo xèo quyến rủ các cặp mũi phập phồng, bên chén rượu " ngang" những cặp mắt ánh lên theo ánh than của tay quạt người bán hàng.
Đó là những đôi quang, đòn gánh của những người phụ nữ, dân lao động. Dân nghèo " thành thị" kiếm sống bằng đôi quang song, đôi rỗ sồng cùng với hàng hoá, bánh trái, quà vặt cho đủ mọi thành phần xã hội của chốn phồn hoa, đô thị . Có những gánh quà thì thầm lặng, có những gánh quà người bán phải cất tiếng rao. Khách hàng ăn quen, ngồi bên quang gánh hàng quà thì niềm nở, cởi mở, chuyện trò. Với những thực khách thuộc loại " sang" thì giọng gọi hàng quà buông thỏng ẽo ợt, dài giọng vẻ điệu đàng...
Đôi quang, đòn gánh với người phụ nữ vùng ngoại ô, làng ven thành có khác đôi chút, những phụ nữ bán rau, bán hoa, bán ngô, khoai, cũng như những bà, những chị mang sản phẫm của nhà từ làng quê đến bán hàng ở những chợ phiên xưa hầu như không có một thứ phương tiện vận chuyển nào khác ngoài đôi vai đặt đôi quang gánh mang đi xa, về gần. Dù chiếc đòn gánh
của người phụ nữ miền quê, miền núi, đồng bằng hay những chiếc đòn gánh của người thành thị đều giống nhau ở một điểm. Đó là sự kén " đốt" của đoạn tre để đẽo nên chiếc đòn gánh.
Vâng, các bạn hãy một lần thử thầm ngắm chiếc đòn gánh của những người phụ nữ chuyên " chạy" chợ, kiếm sống bằng đôi gánh trên vai mà xem. Dù đó là đòn gánh oẻ hay đòn gánh cong thì đòn gánh nào cũng đốt " lẽ" từ 7 đến 9 đốt. Cái khó là kén sao được chiếc đòn gánh 9 đốt, nhưng rất hiếm thường là 7 đốt giữa đòn gánh phải ở giữa dóng tre, tránh đầu mặt dè trên vai.
tục ngữ có câu: " Chém tre phải dè đâu mặt" lưỡi dao còn phải kiêng, phải tránh, huống nửa vai người.
Đôi quang gánh là vật dụng, là tài sản duy nhất của người phụ nữ nghèo, gắn bó tự ngàn xưa, khi đất nước bình yên, người phụ nữ luôn đặt chiếc đòn gánh, đôi quang trên vai người phụ nữ để lao động kiếm sống với nhiều hình thức khác nhau khi đất nước có chiến tranh đôi quang, đòn gánh trên vai người phụ nữ còn góp phần quan trọng trong chuyển tải lương thực, vũ khí đạn dược tiếp tế cho người lính.
Những ai ở tuổi trên dưới 70 bây giờ hẳn không quên hình ảnh những đoàn người, những người chị, bà mẹ trong kháng chiếc chống Pháp với đôi quang gánh, thúng mủng trên vai gánh những bé thơ trên đường tản cư để người chồng, người cha người con những thanh niên trai tráng ra trận yên tâm đánh giặc giữ làng, giữ nước...
Thưở đất nước chưa có Cách Mạng, hầu như mọi người dân sống bằng nghề đồng ruộng, Xã Hội phân chia đẳng cấp, đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ. Người nông dân không có đất, cách kiếm sống duy nhất là đi làm mướn. Đôi vai người phụ nữ gánh gãy bao đòn gánh, đứt bao đôi quang. Đôi vai mòn, đời người con gái cũng mòn theo vì lam lũ, vất vã
Hỏi rằng: "em đi làm mướn nuôi con
Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai......"
thực ra cô gái chưa có chồng, nhưng chàng trai muốn thử lòng cô, hỏi vậy thôi cô gái trả lời với hàm ý: người phụ nữ nghèo, cũng vì con vì gia đình có ngại chi " áo rách, vai mòn".
Đất nước thời hiện đại đang được cơ giới hoá nhưng đôi quang gánh của người phụ nữ chưa phải là nổi nhớ, là kỷ vật trong nhà bảo tàng với người phụ nữ nông thôn, phụ nử nghèo thành thị những người được " đền bù" đất vườn, đất ruộng phải đi bán hàng rong, chạy chợ làm " cửu vạn" để nuôi con ăn học này thì đôi quang gánh vẫn còn trên vai...Thời " áo rách, mặc áo" đã qua nhưng " vai mòn" ( chẳng thể) mặc vai..chưa qua.
Người ơi!.........ngoảnh lại! ơi người............