NGÔI NHÀ SƯƠNG LUÂN THÂN THƯƠNG
Chào mừng bạn đến với ngôi nhà " Sương Luân". BQT Hy vọng diễn đàn này ngôi nhà sẽ giúp các bạn có thêm nhiều bạn mới cùng nhau học hỏi cũng như trao đổi, giao lưu và kết bạn... Vì vậy Xin vui lòng mất một giây để Click vào đây để đăng ký và trong một vài bước đơn giản, bạn sẽ có thể tận hưởng tất cả các tính năng của diễn đàn chúng tôi.
Sương Luân mến chào...

NOTE: Nếu các bạn không có ý định viết bài trong diễn đàn SƯƠNG LUÂN thì xin đừng đăng ký. THANKS
NGÔI NHÀ SƯƠNG LUÂN THÂN THƯƠNG
Chào mừng bạn đến với ngôi nhà " Sương Luân". BQT Hy vọng diễn đàn này ngôi nhà sẽ giúp các bạn có thêm nhiều bạn mới cùng nhau học hỏi cũng như trao đổi, giao lưu và kết bạn... Vì vậy Xin vui lòng mất một giây để Click vào đây để đăng ký và trong một vài bước đơn giản, bạn sẽ có thể tận hưởng tất cả các tính năng của diễn đàn chúng tôi.
Sương Luân mến chào...

NOTE: Nếu các bạn không có ý định viết bài trong diễn đàn SƯƠNG LUÂN thì xin đừng đăng ký. THANKS
NGÔI NHÀ SƯƠNG LUÂN THÂN THƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ SƯƠNG LUÂN THÂN THƯƠNG

NOTE: Nếu các bạn không có ý định viết bài trong diễn đàn SƯƠNG LUÂN thì xin đừng đăng ký. THANKS
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 CẢI LƯƠNG CHỚ KỊCH HÓA

Go down 
Tác giảThông điệp
TIỂU ANH VŨ
Chủ nhà
Chủ nhà
TIỂU ANH VŨ


Tổng số bài gửi : 2172
Join date : 06/07/2011
Age : 35
Đến từ : CÀ MAU

CẢI LƯƠNG CHỚ KỊCH HÓA Empty
Bài gửiTiêu đề: CẢI LƯƠNG CHỚ KỊCH HÓA   CẢI LƯƠNG CHỚ KỊCH HÓA I_icon_minitimeWed Oct 17, 2012 2:01 pm

Cải lương, đầy đủ tên gọi của nó là “Cải cách hát ca theo tiến bộ. Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”. NSƯT Lê Chức từng nói, ông quan tâm đến hai chữ “theo” và “sánh”: “theo” được người và thế cuộc, “sánh” được với cái bên ngoài cần vươn tới. Thế nhưng, thực tế thì sao? Mấy chục năm qua, nghệ thuật cải lương đã chứng tỏ những điều ngược lại: “Không cải cách, không tiến bộ cũng chẳng thể theo kịp với văn minh”. Chưa hết, nếu so với thời kỳ hoàng kim cách đây không lâu, thì cải lương đã nhanh chóng thụt lùi để lại một lỗ hổng lớn, đến nỗi người ta tự hỏi: cải lương còn sống hay đã chết?

Nhận định về sự phát triển của cải lương hiện nay, nhà báo, tác giả Võ Tử Uyên cho biết: “Cải lương đang trong tình trạng cầm cự, thoi thóp, tồn tại một cách vật vờ. Chúng ta không thể nói cải lương sống khi cả thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn một nhóm “Thắp sáng niềm tin” cầm cự mỗi tuần một suất với vài chục khán giả, khi cả Nam Bộ chỉ có 5, 6 đoàn cải lương hoạt động bằng kinh phí Nhà nước và chủ yếu là diễn phục vụ. Nghệ sĩ thì tứ tán mỗi người một ngả, sinh nhai bằng nhiều cách khác nhau”.

Cũng theo tác giả Võ Tử Uyên, mỗi khi chương trình cải lương do chị thực hiện, Đài Truyền hình TP.HCM phát sóng, chị đi xung quanh và nhận thấy, có rất ít người xem. Để làm chương trình tết, chị tìm mãi nhưng vẫn không có nổi những bài vọng cổ hay và mới. Chị khẳng định: “Chúng ta nên bằng lòng với quá khứ vàng son của cải lương và nên quen dần với suy nghĩ, cải lương không thể tồn tại được nữa”. Do đó, theo chị việc cần làm ngay là xây dựng một thư viện cải lương để hai ba thập kỷ nữa, thế hệ trẻ có thể tìm đến và thưởng thức.

Cải lương hiện tại đã ít nhiều bị “kịch hóa”. “Đáng lẽ, phải giữ gìn và phát triển những đặc trưng ổn định, tinh hoa của cải lương thì chúng ta lại xóa bỏ để thay thế bằng thứ ngôn ngữ khác lạ” - đạo diễn Trần Minh Ngọc nhận xét về hệ quả của việc lạm dụng quá nhiều những yếu tố của kịch nói vốn xuất phát từ phương Tây cho môn nghệ thuật dân tộc. Ông cho rằng, nhiều đặc điểm của sân khấu cải lương đã bị thay đổi, ví như trước đây vai trò chính là soạn giả, nay thay là đạo diễn rồi diễn viên.

Chúng ta thiếu kịch bản cải lương hay các tác giả thường chỉ chăm chút cho cấu trúc, xung đột mà ít để ý đến giai điệu, sự trữ tình của âm nhạc. Bên cạnh đó là kỹ thuật biểu diễn cũ, cảnh trí trên sân khấu vẫn là ước lệ, đôi khi không ăn nhập gì với nội dung, phục trang, hóa trang sặc sỡ không mang tính chân thực, chất liệu thì bóng bẩy. Đặc biệt, ca diễn của các diễn viên thiếu cá tính, thiếu độc đáo, luyến láy chỉ có số ít ở nghệ sĩ. Nhiều nghệ sĩ trẻ mới nổi đã tự kiêu, thiếu sự hợp tác, không thích hát chung, thậm chí không thuộc tuồng, ỷ vào máy nhắc thành ra hát nhép nên khó lấy lòng khán giả.

Bắt bệnh cho cải lương, tác giả Ngô Hồng Khanh cho rằng, hiện nay phong cách của các nghệ sĩ cải lương hầu như giống hệt nhau, vì thế mất hẳn đi tính hấp dẫn riêng của mỗi nghệ sĩ khi cất lên lời ca. Khán giả đến với cải lương là muốn thưởng thức làn điệu cải lương do một nghệ sĩ nào đó họ yêu mến trình diễn, chứ không hẳn là xem nội dung tuồng tích vì có thể tuồng tích ấy họ đã thuộc lòng. Và đa số các giọng ca bây giờ đều kém hẳn các nghệ sĩ đi trước. Nguyên nhân mất khán giả còn là nhiều đơn vị vá víu vội vã, hổ lốn.

Theo nhận định của Giáo sư Hoàng Chương, cải lương sai là do lỗi về nhận thức. Ví như ông thấy có nơi sử dụng đàn organ vào dàn nhạc khiến âm thanh của đàn làm mất đi sự dịu dàng, trữ tình của các nhạc cụ cải lương. Ông cũng cảnh báo, trường hợp của hai vở cải lương hoàng tráng “Kiều” và “Chiếc áo thiên nga” chỉ là sự thử nghiệm để đi tìm khán giả, chứ không phải là đường đi của cải lương. Nhận thức sai sẽ đưa đến những việc làm sai, do vậy muốn đổi mới phải dựa trên những nguyên tắc chứ không thể cứ “đi bất tận” được.
Về Đầu Trang Go down
https://suongluan.forumvi.com
 
CẢI LƯƠNG CHỚ KỊCH HÓA
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» SÁM HỐI CHẠY MỘC KỊCH BẢN
» KỊCH BẢN “ XÓA TAN CƠN MƯA - MÓN QUÀ CHO TÌNH YÊU”
» CHÂN DUNG: CÔ GÁI DU KÍCH
» Lương Sơn Bá đề thơ
» LƯƠNG SON BÁ CHÚC ANH ĐÀI

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ SƯƠNG LUÂN THÂN THƯƠNG :: PHÒNG MARKETING :: (¯`'•.¸ TÂM LÝ GIỚI TRẺ¸.•'´¯)-
Chuyển đến