NGÔI NHÀ SƯƠNG LUÂN THÂN THƯƠNG
Chào mừng bạn đến với ngôi nhà " Sương Luân". BQT Hy vọng diễn đàn này ngôi nhà sẽ giúp các bạn có thêm nhiều bạn mới cùng nhau học hỏi cũng như trao đổi, giao lưu và kết bạn... Vì vậy Xin vui lòng mất một giây để Click vào đây để đăng ký và trong một vài bước đơn giản, bạn sẽ có thể tận hưởng tất cả các tính năng của diễn đàn chúng tôi.
Sương Luân mến chào...

NOTE: Nếu các bạn không có ý định viết bài trong diễn đàn SƯƠNG LUÂN thì xin đừng đăng ký. THANKS
NGÔI NHÀ SƯƠNG LUÂN THÂN THƯƠNG
Chào mừng bạn đến với ngôi nhà " Sương Luân". BQT Hy vọng diễn đàn này ngôi nhà sẽ giúp các bạn có thêm nhiều bạn mới cùng nhau học hỏi cũng như trao đổi, giao lưu và kết bạn... Vì vậy Xin vui lòng mất một giây để Click vào đây để đăng ký và trong một vài bước đơn giản, bạn sẽ có thể tận hưởng tất cả các tính năng của diễn đàn chúng tôi.
Sương Luân mến chào...

NOTE: Nếu các bạn không có ý định viết bài trong diễn đàn SƯƠNG LUÂN thì xin đừng đăng ký. THANKS
NGÔI NHÀ SƯƠNG LUÂN THÂN THƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ SƯƠNG LUÂN THÂN THƯƠNG

NOTE: Nếu các bạn không có ý định viết bài trong diễn đàn SƯƠNG LUÂN thì xin đừng đăng ký. THANKS
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 " LÀNG NGHỆ S Ĩ"

Go down 
Tác giảThông điệp
TIỂU ANH VŨ
Chủ nhà
Chủ nhà
TIỂU ANH VŨ


Tổng số bài gửi : 2172
Join date : 06/07/2011
Age : 36
Đến từ : CÀ MAU

" LÀNG NGHỆ S Ĩ"  Empty
Bài gửiTiêu đề: " LÀNG NGHỆ S Ĩ"    " LÀNG NGHỆ S Ĩ"  I_icon_minitimeSun Dec 02, 2012 10:20 am

Tại TP.HCM, có ba “làng” cách nhaukhá xa, nhưng có một điểm chung là mỗi khi có đoàn làm phim nào cần... huy động diễn viên quần chúng thì đều tìm đến. Mỗi “làng” chỉ khoảng 15 hộ nhưng lại là một thế giới “sinh hoạt nghệ thuật” thu nhỏ. Có ngày, buổi sáng “dân làng” đóng tuồng Tàu, buổi tối đóng tuồng Ấn Độ, cuộc mưu sinh của họ còn nhờ vào nghề làm hia, mão, đai, cân... phục vụ cho giới tuồng cổ.
Nghề và nghiệp

“Làng” thứ nhất còn có tên là... nghĩa địa nghệ sĩ (NS). Có cái tên này có lẽ vì “làng” nằm ở khu Âu Dương Lân (Q.Cool TP.HCM, nơi có Viện dưỡng lão NS, và những ngôi mộ của đào kép thuở xa xưa. Người dân ở đây hầu hết lớn lên bên cánh gà sân khấu do các gánh hát đình, hát chợ thường xuyên biểu diễn tại đây. “Làng” thứ hai là đình Cầu Quan, hay còn gọi là đình Thái Hưng, nằm trên đường Yersin (Q.1), được xây dựng cách đây hơn 70 năm. Tuy chỉ là một khu phố nhỏ nhưng nơi đây đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ NS hát bội và cải lương. Những tên tuổi vang bóng một thời như Minh Tơ, Khánh Hồng, Đức Phú, Thành Tôn, Năm Bửu, Bảy Sự, Huỳnh Mai... đến thế hệ thứ hai gồm: Xuân Yến, Thanh Tòng, Thanh Loan, Trường Sơn, Công Minh, Minh Tâm, Bạch Lê, BạchLựu, Bạch Long... đều xem đình Cầu Quan là ngôi nhà chung của mình.
NSND Thanh Tòng kể: “Mái đình này là nơi anh chị em tôi lớn lên, là nơi che giấu cán bộ Việt Minh, cưu mang những người trốn lính dưới chế độ cũ. Bà nội tôi, năm 18 tuổi, đã cùng ông nội tôi là bầu Nguyễn Văn Thắng lập gánh hát trôi dạt từ lục tỉnh lên đến khu đất này lập nghiệp. Gánh hát ngày xưa chỉ diễn trong mùa cầu yên, cúng đình, sau mới phát triển rộng, tổ chức biểu diễn hàng đêm. Ban đầu chỉ diễn hát bộirồi chuyển sang hát bội pha cải lương, pha Hồ Quảng và hình thành phong cách cải lương tuồng cổ như ngày nay”.

“Làng” thứ ba ở đình Cầu Muối, (Q.1), nơi từng có một sân khấu biểu diễn hàng đêm với nhiều đào kép trứ danh một thời. Một số NS từ lục tỉnh trôi dạt về đây sống, sáng lập ra đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long ngày trước. Họ chọn nghề hát vì niềm đam mê và duy trì nghề hát vì mang ơn tổ nghiệp.

Để ổn định cuộc sống, nghề của ba “làng” này đều dính líu đến sân khấu. Ban ngày họ làm đạo cụ, hia mão, có nhà may trang phục sân khấu, giữ trẻ cho cha mẹ chúng đi... đóng phim. Điều thú vị là người dân những nơi này đều thạo việc làm phim vidéo cải lương. Bất kể một đoàn phim nào cần người làm quân sĩ, tỳ nữ, hậu đài hoặc nhắc tuồng là có ngay.

Ở “làng” nghĩa địa NS, có ngày cả làng chỉ còn toàn là con nít bởi người lớn... bận đi đóng phim nhựa. Họ hì hục cả ngày theo đoàn làm phim, có khi chỉ đóng cảnh một đám quân chạy lên ngọn đồi, rồi chạy xuống. Mỗi ngày họ được trả công 50 ngàn đồng, bao ăn uống. Bà Mai - một “diễn viên” (DV) của làng cười khà: “Cũng đủ sống. Dù sân khấu lao đao thì vẫn còn các đoàn phim cần đến chúng tôi”.

Những người dân ở đây có vẻ bằng lòng với đồng lương mình kiếm được, chỉ nửa ngày lao động ngoài nắng đã có tiền đi chợ. Một vai quân sĩ trong vở cải lương vidéo quay cả ngày được 120.000đ, quay đêm được bồi dưỡng thêm 50.000đ. Còn số đông DV “gọi dạ, kêu ớ” trong các phim trường, được trả lương một buổi từ 20.000đ - 30.000đ. Nghề may trang phục ở ba “làng” khấm khá hơn: một bộ áo mão dành cho hoàng hậu cả triệu đồng, nhưng vốn đầu tư không ít và công may từng miếng mắt gà, kim tuyến có khi mất cả tuần lễ. Những gia đình "nghệ sĩ"

Ở “làng” nghĩa địa NS có chú Ba Khương, quê ở Bình Định, từ năm 23 tuổi đã theo một đoàn hát vào Sài Gòn, sống bằng nghề rèn đạo cụ rồi kiêm thêm nghề... “làm hậu đài”. Vợ chú, thím ba, bán sinh tố, khi cần những vai bà lão, thím cũng bỏ bán một buổi để “đóng phim cho vui”. Hơn 40 năm theo nghề, gương mặt của chú thím Ba đã quen thuộc với các hãng phim. Chú đóng nhiều quá nên không nhớ nổi tên các bộ phim nào đã tham gia, chỉ biết khi đạo diễn cần những vai đằng đằng sát khí, những vai ông lão lưng khòm là chú có mặt.

Trong làng Cầu Quan có gia đình cố nghệ nhân Bảy Đực, một tay trống siêu đẳng của làng hát bội. Ông có thể đánh trống liên tục từ buổi chầu thứ nhất đến buổi chầu rạng sáng hôm sau mà vẫn khí phách, nhộn nhịp. Bảy người con của ông đều sống đùm bọc trong “làng” này. Trong số các con ông có anh Trường Quang chuyên làm đạo cụ, từ con ngựa, con trâu cho đến những binh khí phức tạp như siêu, giáo, mã tấu, xích... Giá cả có món bạc triệu, có món chỉ có vài mươi ngàn nhưng anh vẫn dồn hết tâm trí vào món hàng như làm những kỷ vật cho riêng mình.

Còn các chị Cẩm Hương, Cẩm Tâm, Cẩm Thanh chuyên về hóa trang và làm mũ mão cân đai cho sân khấu tuồng cổ. Những ngôi sao như: Vũ Luân, Tú Sương, Trinh Trinh, Vân Hà, Thanh Thanh Tâm... mỗi khi có sô là mời các chị đến phim trường. Hai NS Trường Sơn, Thanh Loan (ba mẹ của Tú Sương - HCV triển vọng Trần Hữu Trang1995) ngoài nghề hát còn làm ĐD, dạy vũ đạo, võ thuật cho các đoàn.

Hàng xóm thân thiết của họ còn có ông Ba Phan Thiết (tức ông Nguyễn Văn Lắm), quê Phan Thiết, cũng mê nghề hát mà trôi dạt vào Sài Gòn lập nghiệp. Một tay ông đã làm trưởng ban dàn cảnh cho ba đoàn, từ hát bội Vĩnh Xuân cho đến Bầu Thắng, Minh Tơ.

Nghèo nhất trong xóm có lẽ là “nhà” của NS Chấn Đạt, nằm xiêu vẹo trên sàn diễn đã cũ của rạp trong đình. Bao năm qua, khi sân khấu khốn đốn, chị Tư, vợ anh, quay sang nghề bán bánh tráng ở đầu hẻm, còn anh và đứa con trai (bé Chấn Cường - DV nhí nổi tiếng với bộ phim Chú bé có tài mở khóa) vẫn sống với nghề bằng niềm say mê nóng bỏng. Chấn Cường đã tham gia nhóm Tây Du Ký, chuyên diễn những bài hát có diễn vũ đạo được khán giả yêu mến như: Phước Lộc Thọ, Thầy trò Đường Tam Tạng, Hoàng Phi Hồng...

Những năm qua, khi sân khấu khó khăn, gia đình chị Tư Lành ở “làng” nghĩa địa NS phải bán máu để có tiền chữa bệnh cho con gái. Giờ gia đình chị đã đỡ vất vả vì các con đã lớn, ban ngày đi học văn hóa, ban đêm đi nhắc tuồng cho các sân khấu.Ở “làng” đình Cầu Quan, có đoàn Đồng Ấu Bạch Long đã hoạt động 10 năm qua. Chỉ với sàn diễn bê tông nhưng đã có nhiều thế hệ NS vươn lên để khẳng định nghề hát. Đa số các DV trẻ ở đây đều là con em của ba làng, ngoài những tên tuổi đã có chỗ đứng trong lòng khán giả như: Vũ Luân, Trinh Trinh, Tú Sương, Quế Trân, Thanh Thảo, Tâm Tâm, Chinh Nhân, Trường Hải, Bình Tinh, Chấn Cường, Ái Hằng... còn có các em Hải, Thuyên, Thành, Lâm... đã chọn nghề hậu đài, chuyên trị các vai quần chúng kiếm sống lương thiện.

NS Bạch Long cho biết: “Ba tôi - NSND Thành Tôn lúc sinh thời đã dạy, muốn sống bền với nghề thì người NS không được ngại học những sở đoản - là những ngón nghề phục vụ cho sân khấu. Do đó, việc làm mão, làm hia, đạo cụ sân khấu tôi đều dạy cho các em, để các em tự lực làm ra những mũ mão, trang phục, đạo cụ cho mình”.

Ở “làng” đình Cầu Quan cũng thế, các con của chị Kim Phượng, chị Chín, anh Minh Long đều rất thành thạo việc làm trang phục. Họ tương trợ, giúp đỡ cho nhau từng cây kim, hộp keo, nhờ vậy cả ba làng NS mấy mươi năm qua vẫn sống chan hòa, đùm bọc, góp phần duy trì nghề hát như một sự tiếp nối vô tận. ■
Về Đầu Trang Go down
https://suongluan.forumvi.com
 
" LÀNG NGHỆ S Ĩ"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» LO LÃNG PHÍ
» Vọng kim lang
» HOA SẦU RIÊNG LẶNG LẼ
» DẠ CỔ HOÀI LANG
» Ngưu Lang Chức Nữ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ SƯƠNG LUÂN THÂN THƯƠNG :: BAN QUẢN TRỊ :: (¯`'•.¸ TIN TỨC NGHỆ THUẬT¸.•'´¯)-
Chuyển đến