Trở về nước sau gần 3 tháng lưu diễn tại Mỹ, nghệ sỹ Trường Sơn đã có cuộc trò chuyện với PV Báo sân khấu về sự kiện lần đầu tiên một nghệ sỹ sân khấu cải lương tuồng cổ tổ chức liveshow tại Mỹ, với đêm diễn mang chủ đề “Sắc màu thời gian” vào đêm 1-7. [You must be registered and logged in to see this image.]* Anh có thẻ nói về cảm nghĩ của mình sau chuyến lưu diễn tại Mỹ. Nhất là cảm giác của một nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ lần đầu tiên tổ chức live show?
- Trước hết tôi thật sự xúc động vì không ngờ tình thương mến của khán giả kiều bào ở Mỹ dành cho bộ môn nghệ thuật cải lương tuồng cổ nồng nhiệt đến vậy. Thực tế ở Mỹ hiện nay có nhiều sô diễn nhưng sức thành công của đêm Sắc màu sân khấu làm tôi bất ngờ. Đây là niềm vinh dự vì một nghệ sĩ tuồng cổ như tôi đã có được một live show phục vụ khán giá kiều bào trong thời điểm này.
* Dựa vào yếu tố nào anh quyết định đặt tên chủ đề là “Sắc màu sân khấu”
- Có rất nhiều ý kiến nhằm tôn vinh cá nhân tôi với hơn 40 năm gắn bó với thế giới màn nhung, nhưng tôi không thích như vậy, mình đi hát là trả ơn tổ nghiệp, chứ không phải dựa vào nghề hát để cầu danh lợi. Đạo hát như lời NSND Bảy Nam hoặc thế hệ của cha vợ tôi - NS Minh Tơ, hoặc ba tôi nghệ sĩ đánh trống Bảy Đực, thì không vì cái tôi cá nhân mà quên đi công sức của tập thể. Do đó tôi lấy tên Sắc màu sân khấu, vì ngoài các trích đoạn tuồng cổ như : Bao Công vô lò gạch, Câu thơ yên ngựa, Lưu Bị cầu hôn Giang Tả, còn có các trích đoạn xã hội của các nghệ sĩ: Thành Được, ÚT Bạch Lan, Phượng Liên, Ngọc Giàu, Bảo Quốc, Minh Phụng, Kiều Tiên, Chí Tâm, Linh Tâm... tham gia.
* Điều gì làm anh thú vị thất sau đêm diễn của mình? Liệu live show của Trường Sơn sẽ diễn tại Việt Nam?
[You must be registered and logged in to see this image.]Lần đầu tiên năm cha con tôi cùng đứng diễn trên sân khấu. Tôi rất mừng vì các con tôi, Tuấn Sang, Thanh Uyên, Tú Sương, Lê Thanh Thảo đã nối nghiệp truyền thống của gia đình. Tôi rất hạnh phúc, giá như có vợ tôi Thanh Loan và cháu Ngọc Nga thì tất cả đã trọn vẹn niềm mong ước. Trong đêm diễn của tôi đã có nhiều đồng nghiệp sân khấu tuồng cổ như : Ngọc Đáng, Bạch Mai, cháu Bình Tinh... đã tham gia hết mình. Tôi rất cảm động trước tình cảm của khán giá dành cho tôi. Cách đây không lâu Nhà hát TP đã ngỏ ý mời tôi tham gia chương trình live show, nhưng tôi chưa nhận lời vì thích được diễn những kịch bản mới, trong đó có tuồng xã hội và tuồng cổ lịch sử. Có thể sẽ chờ thêm một thời gian nữa tôi mới tổ chức đêm diễn kỷ niệm với khán giả tại Nhà hát TP.
* Anh dự đoán thế nào về thị phần biểu diễn của nghệ sĩ VIỆT NAM tại Mỹ?
Vào thời điểm này có rất nhiều nghệ sĩ sân khấu, trong đó có cải lương và hài kịch sang Mỹ biểu diễn. Tuy nhiên không phải đêm nào cũng có show, mà chi tập trung vào cuối tuần. Bà con khán giả kiều bào thích xem nguyên vở diễn hơn là trích đoạn, mà hễ xem trích đoạn thì phải có màu sắc, có tích truyện. Thị phần biểu diễn đang thu hẹp dần vì quá nhiều sô, mỗi sô cách nhau không xa nên khâu quảng cáo hơi cập rập. Nếu muốn đánh mạnh, thắng lớn thì phải đầu tư quảng cáo vì bà con ở xa quá, không thể như ở Sài Gòn mà muốn diễn thì cứ mở màn là có khán giả quen. ở Mỹ người già đi xem hát phải có con cháu chở đi, điểm diễn cách xa nhà họ vài trăm cây số là chuyện thường. Nạn quảng cáo lậu, làm mất uy tín nghệ sĩ (do nghệ sĩ không qua Mỹ kịp hoặc vì lý do nào đó), đã khiến một số sô diễn bị gãy. Tôi cho rằng muốn cải lương có được những đêm diễn nghệ thuật đúng nghĩa thì phải có đầu tư, không làm theo kiểu chụp giựt được.
THANH MAI (thực hiện)