Trong làng tuồng cổ hiện nay, sau ''chủ soái'' Thanh Tòng là NS Trường Sơn. Anh có đủ tài, uy tín, bản lĩnh... để kế vị Thanh Tòng, mặc dù trong dòng họ 5 đời theo nghiệp hát bầu Thắng – Minh Tơ anh chỉ là rể. Nhưng Thanh Tòng đã có danh hiệu cao quý nhất do Nhà nước phong tặng là NSND. Còn Trường Sơn thì vẫn chưa có danh hiệu nào. Đây quả là một bất công không những chỉ với NS Trường Sơn mà cho cả làng tuồng cổ (tính luôn bên nhánh tuồng cổ Huỳnh Long) vì ngoài NSND Thanh Tòng thì từ trước đến giờ mới chỉ có Bửu Truyện và Ngọc Đáng được phong danh hiệu NSUT (không tính NSUT Thành Lộc, vì anh hoạt động ở bên kịch nhiều hơn).
Nhưng Bửu Truyện thì đã quy tiên, còn Ngọc đáng thì sau khi có được danh hiệu NSUT (năm 2007) đã sang Mỹ sống.
[You must be registered and logged in to see this image.]Tài năng của NS Trường Sơn thì ai mê tuồng cổ đều biết. Theo nghề từ năm 8 tuổi, đến nay Trường Sơn đã có thâm niên 53 năm theo nghiệp Tổ. Anh có rất nhiều vai diễn hay, tạo ấn tượng tốt trong người xem. Có vở trường Sơn đóng đến ba vai, anh diễn vai nào ra vai đó, từ chính diện đến phản diện, từ vai hiền đến vai ác, từ văn đến võ. Chính từ năm 1980 đến nay, Trường Sơn đã có hàng loạt vai diễn ấn tượng như: Lý Đạo Thành (vở Câu thuyên ngựa), Tôn Thất Thuyết (Giai nhân và dũng tướng), Trần Cảnh + Ngột Lương Hợp Thai + Phạm Cự Chích (Bão táp Nguyên Phong), Trọng Hải (Trần QuốcToản ra quân), Tô Hiến Thành + Trần Truồng (Tô Hiến Thành xử án), Phạm Khanh + Nguyễn Huệ (Thanh gươm và nữ tướng), Đinh Phủ Thường + Nghè Tuấn (Ngọn lửa Thăng Long)... Trong bộ sưu tập những vai diễn hay, ấn tượng của trưởng Sơn, báo SKTP xin chọn ba vai diễn ấn tượng nhất để để cử với các Hội đồng thẩm định bình xét và lập danh sách đề nghị Nhà nước phong danh hiệu NSUT cho anh.
Đó là vai Lý Đạo Thành (Câu thuyên ngựa), Trần Cảnh (Bão táp Nguyên Phong), Tô Hiến Thành (Tô Hiến Thành xử án). Với Lý Đạo Thành, Trường Sơn đã đoạt HCV ở Hội diễn SKCL toàn quốc năm 1985 tại Cấn Thơ. chúng tôi không phân tích nữa(vì đây là vai diễn đương nhiên được tính tới khi các Hội đổng thẩm định bình xêt), chỉ đi sâu vào hai vai diễn còn lại. Trong vở Bão táp Nguyên Phong, Trường Sơn đã thủ diễn đến ba vai là Ngột Lương Hợp Thai, Phạm Cự Chích và Trần Cảnh. Nhưng ấn tượng nhất là vai Trần Cảnh, ở lớp ông vua trẻ này can ngăn Trần Thủ Độ không xử trảm Trần Nhật Quật vì "tội" muốn dàn hòa với giặc Tống để tập trung sức chống giặc Nguyên Mông. Nhận thấy Trần Nhật Quật là tướng tài, dòng tộc nhà Trần, chỉ vì sự nông cạn mà nên tội; hơn nữa thế nước đang ở lúc dầu sôi lửa bỏng, rất cần người tài để giúp nước nên Trần Cảnh đề nghị với Trán Thủ Độ chỉ giáng chức, tạo cơ hội cho Trần Nhật Quật lập công chuộc tội. Đây là lớp diễn nội tám, dùng lý lẽ để nói với nhau giữa trần Cảnh và Trần Thủ Độ chứ không sử dụng vũ đạo (thế mạnh của Trường Sơn) nhưng lại rất thuyết phục, luôn được khán giả vỗ tay tán thưởng. Trong vở Tô Hiến Thành xử án Trường Sơn cũng thủ diễn hai vai. Nhưng khán giả thích nhất ở Trường Sơn trong vở này là vai Tô Hiến Thành, qua hai lớp diễn rất ấn tượng. Lớp hoàng hậu mang vàng bạc đến tư dinh Tô Hiến Thành để hối lộ và đốc thúc ông sớm tiến hành lễ cưới giữa con gái ông là Huỳnh Mai với Thái tử Long Xưởng và lớp luận tội Long Xưởng bức tử cung nữ Giáng Hương giữa triệu anh. Những trăn trở. dằn vặt của Tô Hiến Thành đã được Trường Sơn làm rõ nét. Vì Long Xường vừa là Thái tử lại là con rể tương lai của Tô Hiến Thành. Nhưng không vì những tình cảm riêng tư muốn thượng tôn luật pháp để làm gương cho thán dàn nên Tô Hiến Thành đã đi đến quyết định cuối cùng là xử tội Long Xướng. Những lời luận tội của Tô Hiến Thành về Thái tử Long Xưởng rất đanh thép, khẳng khái đã được người xem vỗ tay liên tục. Đây là hai trong số các vai diễn vàng của NS Trường Sơn. Qua đó cho thấy anh không chỉ giỏi vũ đạo mà còn rất sống động, chân thực khi thế llíện nội tâm của các nhân vật.
Cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2010, đại gia đình 5 đời tuồng cổ bầu Thắng - Minh Tơ thực hiện chương trình ''Gìn vàng giừ ngọc" với sáu suất diễn trong hai vở "Câu thơ yên ngựa" và "Điều Tam Xuẩn báo phu cừu'' ở Nhà hát Bến Thành. Đây được xem là một hiện tượng trên sân khấu sàn diễn của năm. Ngoài ba gương mặt tử nước ngoài về là Thanh Bạch + Bạch Lê (từ Pháp) và Điền Thanh (từ Úc được khán giả chú thì Trường Sơn là một gương mặt cũng tạo nhiều ấn tượng rất tốt trong người xem. Xem Trường Sơn diễn hai vai Lý Đạo Thành và tao Hoài Đức dù sức khỏe không như trước, nhưng khán giả vẫn thấy lửa nghề của anh đã làm cho các diễn viên trẻ phải trân trọng, quý mến.
Một nghệ sĩ đầy tài năng. bản lĩnh nghệ nghiệp vững vàng như thế rất xứng đáng có được một danh hiệu do Nhà nước phong tặng. Cuộc đời anh chăm chỉ lao động, cống hiến cho nghệ thuật và âm thầm, khiêm tốn trong đời sống cần kiệm, giản dị bên các con, cháu. Việc trao danh hiệu cho Trường Sơn không những chỉ tôn vinh cho cá nhân anh mà còn là một sự công nhận những đóng góp của làng tuồng cổ cho SKCL.
Nguon: cailuongvietnam.com