Dựa theo tài liệu của Báo Sân khấu thành phố, số ra ngày 05.01.1990,cố ký giả Huy Trường viết về Đời thường và cuộc sống của nghệ sĩ Trường Sơn&Thanh Loan như sau :
Cả hai anh chị đều cùng tuổi đời và tuổi nghề, cùng bước chân vào sân khấu đồng ấu Minh Tơ năm 1958 ,thân phụ của Trường Sơn là con nuôi của ông Bầu Thắng, tên thật là Lê văn Trình,là nhạc công, chuyên sử dụng trống cổ, mẹ là Nguyễn thị Lợi, nhân viên đoàn Bầu Thắng Khánh Hồng...Trong gia đình, Trường Sơn là anh cả, hai em trai là Thủy Thượng, Truòng Quang...và năm em gái là Cẩm Hương, Cẩm Tâm, Cẩm Thanh, Cẩm Vân và Cẩm Thủy, chỉ ngoại trừ Cẩm Vân là không theo nghề hát, tất cả toàn bộ gia đình còn lại đều là diễn viên của đoàn Minh Tơ.
Xin lỗi, Bác chỉ dựa vào tài liệu này mỗi một đoạn trên thôi là vì không biết rõ về gia thế của TS lắm, bác chỉ thích nói về Trường Sơn theo cái nhìn và sự tìm hiểu của chính mình , như thế mới không bị ảnh huởng lệ thuộc bởi tư tưởng của người khác.
Như đã nói ở phần trước, Trường Sơn " chuyên trị" vai tính cách,vì ngay từ thuở nhỏ anh đã được các Bác,các Thầy.. huấn luyện những vai trò đặc biệt này...một phần anh không có hơi ca, phần khác với năng khiếu cá nhân anh có vũ đạo chuẩn đẹp thì tại sao lại không phát huy cái sở trường?Có lẽ các bậc thầy trong nghề của anh nhìn vào góc độ này mà đánh giá và phát triển đúng khả năng của anh. Ngay khi đi xem tuồng hồ quảng trên sân khấu Khánh Hồng tại rạp Cầu Quan, trong vở Tam Quốc chí đoạn Huê dung đạo, có một màn trụ hình ba ông Quan Công ,Châu Xương và Quan Bình....thật là độc đáo các bạn trẻ ạ! Trong đọan này Trường Sơn vai Châu Xương,với động tác liếng thoắng, lanh lẹ, mà rất duyên dáng....cả ba nhân vật sử dụng với đạo cụ riêng của mình( Quan công cầm quyển sách, Quan Bình cầm chiếc ấn, Châu Xương múa Thanh Long đao)xoay chuyển đội hình bằng những động tác múa rất nhịp nhàng và oai phong theo nhip trống, đến khi nhịp trống dứt thì họ trụ hình, toàn sân khấu chỉ còn một mảu đỏ rực ngay hình ảnh ba ông nổi bật hẳn lên thấy rợn cả người, cả khán phòng..khán giả vỗ tay không ngớt tiếng....Tôi đi xem vở này không biết bao nhiêu lần, vai Quan Công khi thì ông Minh Tơ, khi thì Khánh Hồng, có lúc thì Thanh Tòng diễn; vai Quan Bình cũng thường hay thay người này người kia, nhưng đặc biệt vai Châu Xương lần nào tôi đi xem cũng là Trường Sơn, lúc đó anh rất là trẻ, khoảng trên dưới 20 mà thôi( đầu thập niên 70). Sau tháng 04 năm 1975, trong vở Trảm Trịnh Ân , Cao Hoài Đức_ Trường Sơn khi xuất hiện gây ấn tượng độc đáo vô cùng,mặc bộ giáp trận oai phong ,với cờ lệnh đươc gắn đầy phía sau lưng, đầu đội mão có lông trĩ dài..Cao hoài Đức_Trường Sơn cùng đội quân tập trận rất xôm tụ bởi những pha vũ đạo thật điêu luyện và nghệ thuật...sau năm 75, đây cũng là một trong nhũng vai ấn tượng của Trường Sơn..Nói đến vở tuồng này, tôi chợt nhớ có một mục nào đó trong trang web này , các bạn trẻ có khen cô Mỹ Châu diễn vai Điều Tam Xuân cùng với thành phần diễn viên của đoàn Minh Tơ, lớp Điều Tam Xuân múa rọi(mua đuốc) đi tuần là do Trường Sơn tập cho cô MC vũ đạo đấy!
Khi Thanh Tòng sang đoàn 2-84, Trường Sơn thay anh vợ quán xuyến về nghệ thuật của sân khấu Minh Tơ.( thật ra đoàn Minh Tơ vốn dĩ sẵn có một Hội đồng nghệ thuật tiếng tăm và tay nghề cao), đồng thời anh cũng thay tất cả vai tuồng khó của Thanh Tòng để lại, chính vai Lý Đạo Thành trong vở Câu thơ yên ngưa đã giúp anh một bước tiến khá xa, đó cũng là thời điểm giúp anh bật ra đươc hết khả năng mình.